Ứng Dụng Y Sinh Là Gì ? Ra Trường Sẽ Làm Việc Ở Đâu? Kỹ Thuật Y Sinh Là Gì

Với sự phát triển vượt bậc của nền khoa học - kỹ thuật hiện đại, chăm sóc sức khỏe con người bằng các thiết bị kỹ thuật hiện đại đang trở thành xu hướng tất yếu. Kỹ thuật y sinh là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ lĩnh vực ytế, sức khỏe và được nhiều bạn trẻ quan tâm tìm hiểu trong thời gian gần đây.

Bạn đang xem: Ứng dụng y sinh là gì

KỸ THUẬT Y SINH LÀ GÌ?

Là một bộ môn khoa họcứng dụng,dựa trên các nguyên lý cơ bản trong kỹ thuật và các ý tưởng về thiết kế chế tạo thiết bị y tế, để đưa ra giải pháp trong y học, sinh học cũng như các mục đích chăm sóc sức khỏe trong chẩn đoán hoặc liệu pháp điều trị.

Đây là một lĩnh vực liên ngành ứng dụng kỹ thuật tiên tiến (y sinh, tế bào, cơ điện tử, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo,..) vào việc tạo ra các phương pháp nghiên cứu và thiết bị phục vụ cho sức khỏe cũng như giúp hiểu biết sâu hơn về con người.

*

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Áp dụng kiến thức tin học và lập trình, các phần mềm tương tác giữa người và máy trong ngành Kỹ thuật y sinh.Vận dụng kiến thức đã học để vận hành, bảo trì, cải tiến và phát triển thiết bị, ý thức được an toàn trong kỹ thuật y sinh, nắm bắt được các kỹ thuật xét nghiệm trong y học từ những kiến thức vật lý cơ sở.Hiểu được sự tương tác giữa người và máy, giữa người và các sản phẩm dược để có thể hỗ trợ và cộng tác cùng với các bác sĩ và dược sĩ trong nghiên cứu khoa học và lâm sàng.Nghiên cứu và khai thác, sử dụng tốt các thiết bị vi phẩu thuật, thiết bị phẩu thuật nội soi, ứng dụng công nghệ vi mạch trong y dược,... làm nền tảng cho ý tưởng cải tiến và phát triển mới thiết bị y tế trong tương lai.

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Giữ vị trí kỹ sư lâm sàng tại bệnh viện, trung tâm y tế, quản lý, vận hành các trang thiết bị y tế, làm việc chung với các bác sĩ trong các nghiên cứu và tư vấn kỹ thuật.Nắm vị trí kỹ sư trong các Công ty sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế trong và ngoài nước.Nghiên cứu cải tiến, chế tạo mới các thiết bị y tế phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của Việt Nam.Làm việc ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm y sinh.Trở thành doanh nhân có khả năng đưa ra thị trường những sản phẩm y tế mới.Có kiến thức và năng lực để có thể học tiếp bậc sau đại học về ngành Kỹ thuật y sinh ở tại Việt Nam và nước ngoài để trở thành giảng viên của các Trường đại học và Viện nghiên cứu.

*

BẰNG CẤP VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Sinh viên tốt nghiệp ngành
Kỹ thuật y sinhtại DNC sẽ được cấp bằngKỹ sư
Kỹ thuật y sinh.
Thời gian đào tạo: 4,5 năm (tương đương 9 học kỳ).

Kỹ thuật Y sinh (Bio
Medical Engineering – BME) là một ngành khoa học ứng dụng các thành tựu hiện đại của nhiều lĩnh vực khoa học như vật lý, sinh học, kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin,… vào việc nghiên cứu, chế tạo các thiết bị, công cụ chẩn đoán và điều trị nhằm chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước đào tạo ngành Kỹ thuật Y sinh (mà tiền thân là Điện tử Y sinh) từ năm 1999. Tính đến nay, trải qua 23 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ giảng viên giàu kiến thức và dày dạn kinh nghiệm, ngành đã đào tạo cho ra trường 28 khoá sinh viên đại học chính quy (18 khóa chương trình chuẩn bằng tiếng Việt và 09 khóa chương trình Tiên tiến bằng tiếng Anh với khoảng 1300 sinh viên), 11 khoá học viên cao học và 8 khoá hệ vừa làm vừa học, văn bằng 2.

Xem thêm: Top 10+ Phần Mềm Chatbot Facebook, 17 Phần Mềm Chatbot Miễn Phí Chuyên Nghiệp 2023

Chương trình đào tạo Kỹ thuật Y sinh (KTYS) cung cấp những kiến thức, kỹ năng về công nghệ chẩn đoán hình ảnh, xử lý hình ảnh y tế, xử lý tín hiệu y sinh, cơ sở thiết bị y sinh, hệ thống thông tin trong y tế, quang học y sinh, tế bào và sinh học tái tạo, phân tích y sinh và chẩn đoán phân tử… nhằm trang bị cho sinh viên một nền tảng kiến thức kỹ thuật chuyên ngành vững chắc song song với chú trọng phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng viết và trình bày báo cáo, làm việc nhóm. Bên cạnh việc học lý thuyết sinh viên tham gia làm các môn Project liên quan đến thiết kế một sản phẩm y sinh tại các lab chuyên ngành cũng như tham gia các dự án nghiên cứu khoa học cùng các thầy cô. Khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kỹ thuật Y sinh, sinh viên có được kiến thức nền tảng vững chắc về khoa học kỹ thuật cơ bản và ứng dụng, cũng như các kiến thức khoa học liên quan đến sự sống và con người (như sinh học, tế bào, …) để có thể tiếp tục học và nghiên cứu tiếp lên sau đại học tại Việt Nam hoặc nước ngoài.

Chương trình đào tạo Kỹ thuật Y sinh đã được kiểm định và được đánh giá cao theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục uy tín khu vực Đông Nam Á AUN-QA; đã trở thành một chương trình đào tạo chất lượng và hữu ích, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho các tập đoàn, công ty Thiết bị y tế cũng như các bệnh viện, cơ sở y tế và các cơ quan quản lý, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội.

*
Sinh viên Kỹ thuật Y sinh tại Đại học Bách khoa Hà Nội

Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo Cử nhân tích hợp Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Y sinh tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội được xây dựng linh hoạt, mềm dẻo, tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới, cho phép sinh viên tiếp cận được các thành tựu phát triển mới nhất trong lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh; cung cấp cho sinh viên các kiến thức kỹ thuật chuyên sâu, phát triển suy luận, nghiên cứu giải quyết các vấn đề chung của các khoa học kỹ thuật và y sinh; cung cấp đội ngũ nhân lực có trình độ cao, có kiến thức chuyên sâu , có khả năng nghiên cứu tốt đáp ứng các yêu cầu xã hội trong lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Cử nhân có khả năng

Áp dụng các kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề chung giữa kỹ thuật và y sinh.Thích ứng tốt với công việc vận hành/đánh giá các giải pháp, hệ thống/quá trình/sản phẩm kỹ thuật trong thực tế; và có khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc thực tế.Có kiến thức về quản trị và quản lý, có năng lực tư duy một cách hệ thống, phẩm chất cá nhân và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cần thiết,Có năng lực ngoại ngữ cần thiết để thích ứng với môi trường làm việc, môi trường xã hội quốc tế, đa văn hóa.

Học viên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sỹ có khả năng

Có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở vững chắc, có trình độ chuyên môn sâu, nắm chắc các kiến thức cơ bản, cơ sở lý luận nghiên cứu khoa học và những công nghệ mang tính cập nhật cao trong lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh,Có khả năng nghiên cứu độc lập và sáng tạo, có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm.Phát huy cao năng lực nghiên cứu độc lập và sáng tạo tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong và ngoài nước.Có kiến thức về quản trị và quản lý, có năng lực tư duy một cách hệ thống, phẩm chất cá nhân và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cần thiết,Có năng lực ngoại ngữ cần thiết để thích ứng với môi trường quốc tế, đa văn hóa.
*
Kỹ thuật Y sinh trong chẩn đoán

Đối tượng tuyển sinh

Đạt điều kiện tuyển thẳng hoặc xét tuyển theo kì thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội hoặc theo xét điểm tốt nghiệp Phổ thông Trung học, thoả mãn điểm xét tuyển vào ngành Kỹ thuật Y sinh tại ĐHBK HNYêu thích khoa học, kỹ thuật, công nghệ kết hợp với chăm sóc sức khoẻ con người
Có khả năng tìm hiểu vấn đề, đặt vấn đề và ứng dụng kỹ thuật để tìm giải pháp;Có khả năng hoạt động nhóm để chế tạo, phát triển và đưa ra thị trường những thiết bị, sản phẩm, công nghệ y sinh
Yêu thích công việc làm việc và nghiên cứu trên các trang thiết bị y tế hay công nghệ chăm sóc sức khoẻ con người

Các chương trình và định hướng đào tạo Kỹ thuật Y sinh

Các chương trình đào tạo

Ba chương trình đào tạo Kỹ thuật Y sinh tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội bao gồm:

Chương trình Tiên tiến Kỹ thuật Y sinh: Mã ET-E5, giảng dạy bằng tiếng Anh
Chương trình chuẩn Kỹ thuật Y sinh (bắt đầu tuyển sinh từ năm 2022): Mã ET2, giảng dạy bằng tiếng Việt
Chương trình chuẩn Điện tử – Viễn thông (định hướng Kỹ thuật Y sinh): Mã ET1, giảng dạy bằng tiếng Việt

Các định hướng đào tạo:

Chương trình ET-E5 và ET1: Định hướng Thiết bị Y sinh: ứng dụng các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu dựa trên kiến thức nền tảng Điện tử, Viễn thông, Công nghệ thông tin để nghiên cứu phát triển, khai thác, sử dụng một cách hiệu quả các thiết bị y tế tiên tiếnChương trình ET2: là một chương trình mới mở năm 2022, với sự kết hợp liên ngành của Điện tử – Viễn thông với Công nghệ sinh học gồm các định hướng:Thiết bị và hình ảnh y sinhTin học y sinhTế bào và sinh học tái tạoPhân tích y sinh và chẩn đoán phân tử

Mức lương dự kiến sau khi ra trường

Với công việc là kỹ sư tại các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế, các công ty công nghệ sinh học trong nước thì mức lương khởi điểm nhận được khoảng 10 -12 triệu đồng/tháng, sau đó tăng dần tuỳ theo vị trí và hiệu quả công việc.Với công việc tại bệnh viện, cơ sở y tế là mức lương khởi điểm theo qui định của nhà nước.Đối với những cử nhân/kỹ sư có vốn ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc tốt thì có thể hưởng mức lương trên 15 triệu đồng/tháng, hoặc làm việc cho các công ty nước ngoài với thu nhập hấp dẫn hơn từ 20 – 30 triệu/tháng.

 

Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Y sinh tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ có nhiều lựa chọn cho nghề nghiệp, cụ thể như sau:

Làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, đơn vị xét nghiệm, dịch vụ y tế,…Nghiên cứu, chế tạo, cải tiến, phát triển công nghệ hoặc khai thác sản phẩm trong các công ty thiết bị y tế; các công ty đa quốc gia về thiết bị y tế như GE Healthcare, Siemens, Shimazdu, Varians hoặc các công ty công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế.Quản lý vận hành, bảo dưỡng các máy móc, trang thiết bị trong các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa hay các công ty công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế.Công tác tại các cơ quan quản lý: như Bộ Y tế, các Sở Y tế hoặc các cơ sở y tế địa phương
Làm việc tại các công ty thiết kế và cung cấp thiết bị y tế và các công ty công nghệ sinh học;Nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm y sinh trong nước và quốc tếGiảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề chuyên nghiệp trên khắp cả nước.Tiếp tục học lên sau đại học như Thạc sĩ, Tiến sĩ ở trong nước hoặc nước ngoài.

 

Phân biệt các chương trình đào tạo Kỹ thuật Y sinh (xét tuyển năm 2022)

Chương trình Tiên tiến Kỹ thuật Y sinh: ET-E5Tổ hợp xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp PTTH: A00, A01Tổ hợp xét tuyển theo kì thi tư duy: K00, K01, K02Điểm trúng tuyển các năm:

2018: 21,70 2019: 24,10 2020: 26,50 2021: 25,88

Là chương trình đào tạo ngành KTYS giảng dạy và học tập bằng Tiếng Anh (trừ các môn Lý luận chính trị giảng bằng Tiếng Việt).Chương trình đào tạo được xây dựng theo xu hướng quốc tế hoá, tăng cường khả năng tiếng Anh chuyên ngành KTYS.Chỉ tiêu tuyển sinh: 40 sinh viên/khoá.Chương trình được xây dựng có tham khảo khung chương trình Kỹ thuật Y sinh – trường University of Wisconsin-Madison – Hoa Kỳ.Thời gian đào tạo: 4 + 1,5 năm (Cử nhân: 4 năm – Tổng 132 tín chỉ); Thạc sĩ/Kỹ sư: 5,5 năm – Tổng 180 tín chỉ)Sinh viên sau khi đỗ vào trường được làm một bài thi tiếng anh để xếp lớp theo trình độ. Dựa theo điểm bài thi (qui đổi theo điểm IELTS) sinh viên sẽ được xếp lớp theo trình độ từ thấp tới cao. Nếu sinh viên đã đạt từ 5,5 điểm IELTS trở lên sẽ được miễn học tiếng anh.Học phí: gấp khoảng 1,5 so với chương trình chuẩn.Chương trình chuẩn Kỹ thuật Y sinh: mã ET2Bắt đầu mở từ năm 2022Tổ hợp xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp PTTH: A00, A01, B00Tổ hợp xét tuyển theo thi tư duy: K00, K01Là chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Y sinh giảng dạy và học tập bằng tiếng Việt.Là chương trình đào tạo MỚI, LIÊN NGÀNH, chương trình được xây dựng với sự hợp tác đào tạo giữa hai đơn vị là Trường Điện – Điện tử với Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm. Chương trình đào tạo gồm hai khối kiến thức là Kỹ thuật Điện tử và Công nghệ sinh học.Chỉ tiêu tuyển sinh: 80 sinh viên/khoá
Thời gian đào tạo: 4 + 1,5 năm (Cử nhân: 4 năm – Tổng 132 tín chỉ); Thạc sĩ/Kỹ sư: 5,5 năm – Tổng 180 tín chỉ)Chương trình chuẩn Điện tử – Viễn thông (định hướng Kỹ thuật Y sinh) (mã ET1)Tổ hợp xét tuyển: A00, A01Điểm trúng tuyển các năm:

2018: 22,00 2019: 24,80 2020: 27,30 2021: 26,8

Là chương trình đào tạo ngành Điện tử – Viễn thông, tự chọn chuyên ngành Kỹ thuật y sinh, giảng dạy và học tập bằng tiếng Việt.Chỉ tiêu tuyển sinh: 500 sinh viên/khoá (lấy theo chỉ tiêu tuyển sinh của ngành ĐT-VT).Thời gian đào tạo: 4 + 1,5 năm (Cử nhân: 4 năm – Tổng 132 tín chỉ); Thạc sĩ/Kỹ sư: 5,5 năm – Tổng 180 tín chỉ)

 

Liên hệ tư vấn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *